Bắt đầu từ tên gọi kỳ lạ, có nhiều truyền thuyết được kể lại liên quan về nguồn gốc của cá linh. Và dù cho trong câu chuyện nào thì khi nói về loài cá này cũng đều lung linh màu sắc huyền thoại. Đây là loại cá dinh dưỡng, thịt ngọt, đặc biệt, chắc bạn cũng từng ăn qua mắm cá linh, món mắm trứ danh có vị thơm ngon làm day dứt bao người.
Cá linh là cá gì?
Cá linh thuộc họ cá chép, có thân nhỏ, dài, màu trắng xanh. Vào đầu mùa nước nổi, cá linh chỉ to bằng cọng chân nhang, sau đó cá lớn dần, đến khi nước giựt thì cá linh lớn hết cỡ và to nhất là bằng ngón tay cái.
Khi xưa người ta giải thích về chữ “linh” trong tên cá qua câu chuyện về Nguyễn Ánh khi ông chạy loạn. Chuyện rằng cá linh đã báo điềm giúp chúa thoát khỏi phục binh Tây Sơn trong những ngày bôn tẩu về vùng An Giang. Khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã nhớ về ơn này và đã ngự ban cho danh xưng ” cá linh”
Và cũng có giả thuyết khác cho rằng, tên gọi cá linh xuất phát từ tiếng Khmer là “trêy lênh”, dần dần người Việt đọc thành ” cá linh”, ( chữ ” trêy” trong tiếng Khmer là ” cá”)
Nhưng thực tế ít người thực sự quan tâm về tên gọi của loại cá này, họ chỉ quan tâm về mùi vị của thịt cá, loại cá dồi dào và mang hàm lượng dinh dưỡng lớn.
Mùa cá linh
Mùa cá linh thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Mùa này cá linh sẽ xuất hiện nhiều. Vào đầu tháng 9 là thời điểm cá linh ngon nhất, lúc này cá chưa kịp lớn, xương mềm, bụng cỡ lại có mỡ nên beo béo.
Những nơi có nhiều cá linh nhất sẽ ở đầu nguồn như An Phú, Tân Châu, Hồng Ngự ( Đồng Tháp), hay Thốt Nốt ( Cần Thơ). Cá linh cuối mùa do đã trưởng thành sẽ được mang đi làm mắm. Mắm cá linh ở vùng Đồng Tháp, Long An đặc biệt là An Giang nổi tiếng vô cùng.
Để cho ra được thành phẩm mắm cá linh thơm ngon, đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiền cá linh được chọn làm mắm phải có độ tươi, được đánh bắt trực tiếp từ sông, sau đó mang cá đi cắt mang, làm sạch bụng, đánh vảy rửa kỹ rồi đem ngâm vào nước muối pha loãng.
Tiếp tục mang cá ra tẩm thính, xếp vào vật chứa rồi ép lại, vừa xếp cá vào hộp vừa rắc một chút muối lên cá, đậy kín hộp và để khoảng 3 tuần. Sau cùng chao đường thốt nốt vào mắm rồi để cá thêm 20 ngày nữa là có thể ăn.
Nhiều người khi ăn mắm cá linh sẽ không thể quên được hương vị đặc trưng của nó, khi đã nếm thử cứ mãi vương vấn và làm người ta nhớ hoài.
Bạn có thể chế biến được rất nhiều món ngon từ mắm cá linh, cách làm cũng rất đơn giản, hãy cùng tham khảo như:
Giá trị dinh dưỡng của cá linh
Cá linh rất giàu protid, lipid, Ca, P, Mg, Vitamin A, B1. B2. B6,..Theo Đông y thì cá linh có vị ngọt, tính bình, không độc hại, man tác dụng kiện tỳ lợi thủy, hóa đàm hạ khí thông trệ, làm giảm ho, thanh thấp nhiệt, dưỡng khí huyết. Cá linh khi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác có thể mang lại nhiều tác dụng như sau:
- Chữ ho hen, tức ngực, đờm nhiều
- Chữa bí tiêu do thấp nhiệt
- Chữa chứng duy nhược do ăn uống
- Chữa tỳ hư ăn không ngon
- Chữa phù thũng do tỳ dương hư
- Chữa đau ngực sườn do huyết ứ trệ
- Chữa chứng váng đầu chóng mặt do tăng huyết áp
- Chữa chứng thiếu máu ăn kém
- Chữa phụ nữ sau sinh ăn kém, ít sữa,…