logo mắm việt
Generic filters
Exact matches only
Search in title
Search in content
Search in excerpt

Tiêu chuẩn FDA là gì?

Views: 8

10/06/2024

Mắm Việt luôn coi trọng việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất. Trong đó, các yêu cầu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) luôn là ưu tiên hàng đầu. Dưới đây, Mắm Việt sẽ chia sẻ chi tiết về các tiêu chuẩn FDA mà công ty áp dụng trong suốt quy trình sản xuất, cũng như những lợi ích mà các tiêu chuẩn này mang lại cho người tiêu dùng.

FDA là gì?

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về quản lý và giám sát các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế và các sản phẩm khác tại Hoa Kỳ. FDA được thành lập năm 1906 và hiện có trụ sở chính tại Washington D.C., trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.

Tiêu chuẩn FDA là gì?

Chứng nhận FDA là gì?

Chứng nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) là một yêu cầu quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ.

Nhiều người thắc mắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của chứng chỉ FDA. Chứng chỉ FDA là điều kiện bắt buộc khi kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ. Nói cách khác, bất kỳ sản phẩm nào muốn được nhập khẩu hoặc lưu thông tại Hoa Kỳ đều phải có chứng nhận FDA tương ứng.

Hơn nữa, nếu một công ty muốn xuất khẩu nhiều loại sản phẩm sang Hoa Kỳ, họ sẽ phải đăng ký và nhận được chứng chỉ FDA cho từng loại sản phẩm đó. Chứng chỉ FDA được xem là thủ tục cần thiết và bắt buộc khi kinh doanh hàng hóa tại thị trường Hoa Kỳ.

Tiêu chuẩn chất lượng FDA là gì?

Tiêu chuẩn FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) là bộ quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn cho các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý và được phép lưu thông trên thị trường Hoa Kỳ.

Các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định này và nhận được chứng nhận FDA trước khi được phép tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Tương tự, các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn FDA và không vi phạm luật liên quan đến thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.

Nếu không tuân thủ các yêu cầu này, các sản phẩm sẽ bị từ chối và không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Để nhận được chứng nhận FDA, sản phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn FDA đối với các thực phẩm và đồ uống

  • Tuân thủ quy định của FDA.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) đối với hải sản và nước hoa quả.
  • Đáp ứng giới hạn tiêu chuẩn về hàm lượng axit đối với thực phẩm đóng hộp.
  • Có nhãn mác đầy đủ trên sản phẩm.
  • Nhãn mác phải cung cấp đầy đủ thông tin về thành phần và công dụng của sản phẩm.
  • Đánh giá và thông báo về thành phần của sản phẩm cho FDA.
  • Hiểu và tuân thủ các yêu cầu cGMP (Current Good Manufacturing Practice).
  • Chứng nhận màu sắc theo yêu cầu của FDA.
  • Xác định và tuân thủ giới hạn sai số do EPA (Environmental Protection Agency) và FDA đặt ra đối với sản phẩm thuốc trừ sâu.

Tiêu chuẩn FDA đối với các loại thực phẩm chức năng và thuốc

  • Sản phẩm phải có nhãn và mác đầy đủ, chỉ dẫn chi tiết về sản phẩm.
  • Cần có giấy đăng ký từ Cơ Sở Sản Xuất và tuân thủ quy định cGMP
  • Phải trình báo cho FDA thông tin đầy đủ về cấu trúc và công dụng của sản phẩm.

Tiêu chuẩn FDA đối với các loại mỹ phẩm và dược phẩm làm đẹp

  • Tuân thủ đầy đủ quy định về nhãn mác sản phẩm.
  • Đáp ứng các yêu cầu đánh giá thành phần sản phẩm

Tiêu chuẩn FDA đối với các thiết bị điện tử và phóng xạ

  • Yêu cầu xin mã số gia nhập từ FDA và tuân thủ báo cáo sản phẩm điện tử của FDA.
  • Cần báo cáo và cung cấp đầy đủ các tiêu chuẩn hiệu quả và yêu cầu chứng thực cho FDA.

Chứng nhận FDA do ai cấp?

Chứng nhận FDA là giấy chứng nhận do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp. FDA có quyền quản lý và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của mình, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế và mỹ phẩm trên thị trường Hoa Kỳ.

Các nhà sản xuất và nhập khẩu cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của FDA. Sau khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu quả, họ mới có thể nộp đơn xin chứng nhận FDA để được phép lưu hành sản phẩm của mình trên thị trường Hoa Kỳ.

Những hàng hóa được miễn trừ FDA

  • Thực phẩm được chế biến bởi cá nhân
  • Hàng hóa gửi đi Mỹ theo dạng quà tặng cá nhân như quà tặng mua tại cơ sở thương mại và được gửi đi Mỹ bởi người mua, thực phẩm được mua bởi khách du lịch và chuyển tới Mỹ bởi khách đó…
  • Hàng hóa cá nhân gửi cho cá nhân theo hình thức phi mậu dịch.
  • Sản phẩm thực phẩm, bao gồm thịt, gia cầm, trứng, thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và tuân thủ các quy định của USDA.
  • Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá trị dưới 200 USD, nhằm gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, ngoại trừ các lô hàng gửi cho nhà bán lẻ hoặc cá nhân.

Tầm quan trọng của giấy chứng nhận FDA

  • Trong quá trình vận chuyển một mặt hàng tới Mỹ là thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Để được thông quan, hàng hóa của bạn sẽ cần rất nhiều giấy tờ chứng từ liên quan, trong đó có chứng nhận FDA của Mỹ.
  • Trong trường hợp, hàng hóa của bạn không có giấy chứng nhận FDA cũng đồng nghĩa với việc sẽ bị trả lại tại Hải Quan Mỹ và không được giao đến người nhận.
  • Mỗi chứng nhận FDA sẽ được làm riêng cho từng loại thực phẩm, dược phẩm hay mỹ phẩm.

Các trường hợp bị từ chối khi xin cấp FDA

  • Hàng hóa không an toàn, không đảm bảo chất lượng và không tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng nhu quy định của FDA
  • Hàng hóa ghi sai nhãn
  • Hàng hóa chưa được đăng ký
  • Hàng hóa thuộc danh mục hạn chế tiêu thụ tại thị trường Mỹ

Hậu quả việc không đăng ký FDA cho hàng hóa

Theo quy định của pháp luật Liên bang, Chính phủ Hoa Kỳ có thể khởi tố các doanh nghiệp và cá nhân vi phạm các đạo luật liên quan.

Đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nếu vi phạm các quy định, toàn bộ lô hàng sẽ bị tạm giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP). Các lô hàng này sẽ được xử lý theo quy định của Liên bang.

Trong trường hợp này, hàng hóa có thể bị tiêu hủy hoặc được yêu cầu gửi trả về nước xuất khẩu trong vòng 90 ngày. Chủ sở hữu hàng hóa sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan đến việc lưu kho, di dời và thanh lý các lô hàng bị vi phạm.

Chào buổi chiều!

Báo giá sỉ

Vui lòng điền đủ thông tin vào form để chúng tôi có thể báo giá cụ thể nhất cho quý khách!