Nhắc đến Việt Nam chúng ta không thể không kể đến mắm cá, đặc biệt với các bạn ở miền trong như miền tây hay miền nam thì quá quen với món ăn này, đây như một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm mỗi ngày. Hôm nay Mắm Việt sẽ giới thiệu cho bạn top 5 các loại mắm cá ngon khó cưỡng mà bất kì ai cũng phải thử ít nhất một lần trong đời!
Mắm cá linh
Đứng đầu trong danh sách này là mắm cá linh, mắm cá linh là một trong những loại mắm đặc trưng của miền Tây Nam Bộ. Với hương vị béo ngọt của cá kết hợp với vị ngọt thanh từ đường, mắm cá linh tạo nên nét đặc trưng riêng mà ít nơi nào có được. Quy trình sản xuất mắm cá linh cũng khá cầu kỳ từ bước ủ với muối, ướp đường rồi lại chờ lên men.
Mắm cá linh có thể chế biến thành các món như lẩu mắm cá linh, mắm cá linh chưng, mắm cá linh kho…
Mắm cá sặc
Mắm cá sặc là một loại mắm được làm từ những con cá sặc màu trắng bạc, vảy li ti như thủy tinh lấp lánh, là loài cá nước ngọt vùng tây nam bộ. Cá sặc được người dân vùng Châu Đốc An Giang muối và làm thành mắm theo công thức gia truyền bao đời qua. Mắm cá sặc không những mang lại những bữa ăn đậm chất quê hương cho người dân trên mảnh đất Việt Nam thân yêu này mà còn được xuất đi nước ngoài phụ vụ cho những bà con xa xứ bên hải ngoại.
Mắm cá sặc có thể nấu được rất nhiều món: bún nước lèo, mắm cá sặc kho thịt ba chỉ, chưng thịt với trứng…
Mắm cá cơm
Cá cơm là loại cá nhỏ, thường có nhiều nhất vào mùa hè, cá có kích thước chỉ to bằng ngón tay út. Có nhiều loại cá cơm, chẳng hạn như cá cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, cơm lép, cơm sọc tiêu,…nhưng ngon nhất là cá cơm than.
Để làm mắm cá cơm không đơn giản, qua đó đòi hỏi kinh nghiệm và phải có bí quyết riêng. Mắm cá cơm thương hiệu Mắm Bà Thạo được muối từ cá cơm nguyên con và muối trắng hột theo công thức bí truyền, mang hương vị thơm ngon đặc trưng, không thể nhầm lẫn.
Mắm cá lóc
Mắm cá lóc là món ngon đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, trong đó ngon nhất là ở vùng Châu Đốc – An Giang. Nhớ khi xưa chính nhà văn Đoàn Giỏi – tác giả của ” Đất Rừng Phương Nam “. Trong quá trình tập kết ra Bắc, vì nhớ thương da diết món mắm cá lóc nên nhà văn đã ký thác qua tác phẩm danh tiếng của mình.
Quy trình bắt đầu bằng việc chọn nguyên liệu, cá lóc làm mắm phải là cá lóc to, thịt chắc, không quá nhiều mỡ, tất nhiên phải là cá tươi. Cá sẽ được đem cho vào nước muối và ngâm khoảng trong một giờ sau đó vớt ra và để ráo. Tiếp tục cho cá vào hũ để ủ theo công thức cứ 1 lớp cá thì có 1 lớp muối.
Dùng vật nặng để nén chặt cá để cho cá có đủ độ nén cần thiết rồi tiếp tục ủ cá trong 2 tháng. Sau hai tháng sẽ lấy cá ra để cho ráo rồi mang đi trộn với thính rồi lại tiếp tục ủ cùng nước muối trong 1,5 tháng nữa mới có thể dùng.
Mắm Việt gợi ý các món có thể làm cùng mắm cá lóc như mắm cá lóc chiên, bún mắm, lẩu mắm
Mắm ba khía
Mắm ba khía là loại mắm được làm chủ yếu từ con ba khía – một loại họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cấn Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau và nhiều nhất là ở U Minh. Lý do bởi có ba gạch ở lưng nên được đặt tên là ba khía.
Mắm ba khía bạn có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món như gỏi ba khía trộn đu đủ, ba khía xào me, bún riêu nấu với ba khía.
Đây là top 5 loại mắm cá ngon mà Mắm Việt đề xuất, còn bạn thì sao đâu là top 5 loại mắm cá ngon nhất đối với bạn? Cho chúng tôi biết phía dưới phần bình luận nhé!