ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận, tổ hợp cách tiếp cận của ISO 9001 với quản lý an toàn thực phẩm và HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi khía cạnh. Tiêu chuẩn này đề cập đến cách mà một tổ chức có thể chứng minh khả năng kiểm soát các yếu tố nguy cơ an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chí an toàn và an ninh thực phẩm quốc tế.
ISO 22000 : 2018 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000).
Theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định: ” Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018
Các tổ chức tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng thực phẩm:
Sản xuất:
- Nông trại, ngư trường, trang trại sữa
- Nhà máy chế biến thực phẩm (thịt, cá, thức ăn chăn nuôi,…)
- Nhà sản xuất bao bì thực phẩm
- Nhà sản xuất thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm
Kinh doanh:
- Cửa hàng bán lẻ thực phẩm
- Nhà hàng, quán ăn
- Dịch vụ vận chuyển, lưu trữ thực phẩm
Dịch vụ hỗ trợ:
- Cung cấp nguyên liệu phụ gia, hóa chất
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kiểm nghiệm, thử nghiệm thực phẩm
Các tổ chức muốn nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh:
- Áp dụng ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp khẳng định cam kết về an toàn thực phẩm.
- Nâng cao niềm tin của khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu, đối tác lớn.
Các tổ chức muốn đáp ứng yêu cầu pháp lý:
- Nhiều quốc gia khuyến khích hoặc yêu cầu doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm áp dụng ISO 22000:2018.
- Việc áp dụng tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp tuân thủ luật an toàn thực phẩm, tránh các rủi ro pháp lý.
Lợi ích
1. Nâng cao an toàn thực phẩm:
- Giảm thiểu rủi ro ô nhiễm, nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Tăng cường kiểm soát quy trình sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của quốc gia và quốc tế.
2. Tăng hiệu quả hoạt động:
- Cải thiện hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Nâng cao năng suất, giảm thiểu lãng phí.
- Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề tiềm ẩn.
3. Nâng cao uy tín và thương hiệu:
- Tăng cường niềm tin của khách hàng, đối tác.
- Nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường.
- Mở rộng cơ hội xuất khẩu, tiếp cận thị trường mới.
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
4. Lợi ích khác:
- Cải thiện văn hóa an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên về an toàn thực phẩm.
- Tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.
- Đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, tổ chức tài chính.
Tóm lại, ISO 22000:2018 là một công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao uy tín và thương hiệu. Việc áp dụng tiêu chuẩn này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.